Theo thống kế có đến 84% người dùng tham khảo trên mạng, đặc biệt là ghé vào website của doanh nghiệp trước khi quyết định mua hàng. Và khách hàng sẽ thoát khỏi ngay lập tức nếu website đó tải chậm. Câu hỏi đặt ra là tốc độ tải website của bạn đã thực sự nhanh hay chưa và nếu chưa thì bạn có biết làm cách nào tăng tốc độ tải website để tăng doanh thu hay không?


Tốc độ tải trang của website ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp ?

Theo báo cáo của ESPN.com, doanh thu của họ đã tăng đến 35% khi họ lắng nghe ý kiến của người truy cập web và tổng hợp các ý kiến đó để thiệt kế lại website. Cũng theo báo cáo mới nhất của Amazon, chỉ cần website của họ tải chậm 0.1s thì doanh thu của họ giảm 1%. Vậy người truy cập web phản ứng như thế nào trong những giây đầu ghé thăm website bất kỳ. 

  • 47% người dùng muốn có một trang web tải trong hai giây hoặc ít hơn (theo một nghiên cứu của Akamai) 
  • 57% người dùng sẽ thoát khỏi một trang web nếu nó mất hơn ba giây để tải (theo một nghiên cứu Mobify). 

Những con số khá bất ngờ này phần nào cho thấy được tầm quan trọng của website trong việc thu hút và giữ chân khách hàng để đem về doanh thu cho doanh nghiệp. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số mẹo nhỏ dưới đây để giúp cho website của bạn tải nhanh hơn. 


Tăng tốc độ tải trang bằng cách làm cho thiết kế web tối giản

Hành vi của mỗi phân khúc khách hàng khác nhau nhưng điều mà hầu hết khách hàng quan tâm đầu tiên khi ghé thăm website là tốc độ tải trang. Bạn có thể tiết kiệm cho mình rất nhiều thời gian lẫn chi phí ngay từ đầu bằng cách thiết kế website thông minh để tránh những yếu tố làm chậm tốc độ tải trang. 

  • Sử dụng thiết kế menu ẩn thay vì thanh menu hiển thị tất cả các nội dung như truyền thống là một trong những cách đơn giản nhất giúp bạn hạn chế tài nguyên để tải cho website của mình. 

Kiểu menu hamburger giúp website tối ưu hơn để tăng tốc độ tải
  • Một cách khá đơn giản để giúp website của bạn tối giản hơn là sử dụng một đến hai font chữ thay vì sử dụng nhiều font. Việc sử dụng nhiều font chữ không chỉ làm cho website của bạn tải chậm hơn mà còn tạo ra thiết kế website kém về mặt thẩm mỹ. 
  • Hãy lưu ý hơn với chiều dài form online trên website của bạn. Đây là bước khá quan trọng thúc đẩy quá trình mua hàng của người dùng. Nếu bạn tạo một form quá dài và yêu cầu nhiều thông tin từ khách hàng, rất có thể họ sẽ khó chịu và thoát khỏi website ngay lập tức. 

Một thiết kế form online đơn giản và ngắn gọn làm khách hàng thoải mái hơn
Tận dụng những công cụ từ Google

Bạn có tin rằng Google muốn website của bạn tải nhanh hơn hay không? Website tải nhanh đều giúp Google hoàn thành sứ mệnh cung cấp thông tin cho người dùng. Vậy tại sao không sử dụng những công cụ mà Google cung cấp cho bạn như một nhà thiết kế web? 
Google đã phát triển những công cụ riêng để hỗ trợ giúp cho trang web tải nhanh hơn. Một trong những công cụ tốt nhất mà Google cung cấp để người dùng phân tích và đưa ra thông tin chi tiết về tốc độ trang, về những nguyên nhân gây ra tình trạng tải trang chậm là PageSpeed Insights. Và đặc biệt, công cụ này còn cung cấp cho bạn báo cáo chi tiết và cả đề xuất cấu trúc thiết kế tốt nhất cho cả hai phiên bản điện thoại và desktop. 

Công cụ giúp phân tích tốc độ trên thiết bị di động và máy tính để bàn

Sau khi đưa URL của trang web của bạn vào công cụ này này, bạn sẽ được nhận một danh sách những thứ bạn nên sửa chữa cho cả hai yếu tố tốc độ trang web và trải nghiệm người dùng. 

Công cụ giúp đánh giá trải nghiệm người dùng trên website

Thật dễ dàng để bạn sử dụng công cụ này để phân tích và đánh giá tình trạng website của mình đúng không. 

Trang web “lazy loading”, bạn đã nghe đến bao giờ ?
“Lazy Loading” là một mẫu thiết kế website đặc trưng của xu hướng thiết kế hiện nay. Nội dung bên dưới nếp gấp sẽ bắt đầu tải về và xuất hiện khi người truy cập thực sự di chuyển xuống dưới trang. Đây có thể được gọi là cách tiếp cận người dùng khi họ thực sự cần. Điều này đồng nghĩa với việc website có ít tài nguyên để tải về cùng lúc, giúp tối ưu website cho doanh nghiệp. 

Tối ưu hóa máy chủ
Mỗi hoạt động của người truy cập trên website đều được hồi đáp bởi hệ thống máy chủ. Hãy tưởng tượng, khách hàng mất quá nhiều thời gian để được hồi đáp yêu cầu từ website của bạn, họ sẽ bỏ đi và điều này khiến họ có nhiều lý do hơn để đến với các website đối thủ cạnh tranh có tốc độ tải nhanh hơn. Vậy hệ thống máy chủ có thể được tối ưu bằng cách nào? Những cách khá phổ biến và dễ dàng thực hiện cho bạn là kết nối hệ thống CDN để giảm thời gian tải, sử dụng giải pháp cho bộ nhớ đệm và sử dụng ít tài nguyên để tải trên website. 

Bằng cách thực hiện những lời khuyên ở trên, bạn có thể cải thiện tốc độ trang web của chính mình một cách dễ dàng đúng không? 
Ngoài yếu tố tốc độ tải trang, thì các yếu tố khác như ấn tượng ban đầu, nội dung logic cũng khá quan trọng trong việc giữ chân khách hàng ở lại với website của bạn lâu hơn. Nếu nguồn lực của bạn chưa đủ để tự thiết kế cho mình một website như mong muốn thì bạn có thể tìm hiểu thêm những xu hướng thiết kế mới cũng như hành vi, trải nghiệm người dùng như thế nào và kết hợp những hiểu biết đó với một đơn vị thiết kế website uy tín để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh qua website của mình. 


Leave a Reply